“Ngã ngửa” với 4 ngộ nhận sai lầm về mụn

Vì sao trị mụn hết rồi mà vẫn bị tái phát? Gan liệu có phải là thủ phạm duy nhất khiến mụn mọc mãi không ngừng?

1. Gan là nguyên nhân gây ra mụn
Gan đóng vai trò như một “nhà máy thải độc” cho cơ thể. Gan khỏe mạnh sẽ đóng góp giúp làn da đẹp, mịn màng hơn. Nhưng trường hợp “gan nóng” chỉ là một khía cạnh nhỏ gây ra mụn trứng cá chứ không thể coi là nguyên nhân gốc rễ được.
Mụn sinh ra do 2 yếu tố bên trong và bên ngoài.
Với mụn do yếu tố bên ngoài như: bụi bẩn, khói, vệ sinh da kém, ô nhiễm… bạn chỉ cần chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên thì mụn có thể biến mất mà không cần dùng thuốc hay kem trị mụn.
Mụn do yếu tố bên trong gồm: sự mất cân bằng hormone, sự tích tụ độc tố trong cơ thể, stress, chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, thuốc uống…

“Ngã ngửa” với 4 ngộ nhận sai lầm về mụn - Ảnh 1.

Gan không phải là thủ phạm duy nhất gây ra mụn.
Những trường hợp bị mụn “mãn tính” kéo dài trong nhiều năm dù đã chăm sóc da rất cẩn thận thì chắc chắn là do bị “tấn công” bởi các yếu tố bên trong thay vì tác nhân bên ngoài.
Cũng có những trường hợp trước đó da mịn màng nhưng sau đó lại bị nổi mụn rất nhiều, không có dấu hiệu ngừng và càng lúc càng nặng. Trường hợp này có thể giải thích là do độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể và đến thời điểm “bùng phát”.
Vì vậy, đừng vội đổ hết lỗi cho gan của bạn và uống thuốc trị nóng gan vô tội vạ nhé!

2. Mụn tái phát nhiều lần là mụn nội tiết
Mụn nội tiết thường ở nhiều dạng nặng, nhẹ khác nhau, các vị trí mụn nội tiết xuất hiện bao gồm: quanh miệng, cằm và quai hàm, dưới xương gò má, dọc theo đường viền hàm dưới… Sau đó có thể lan ra đến giữa trán và các vùng da khác. Mụn nội tiết sẽ mọc kiểu bùng phát, rồi dịu xuống, sau đó lại bùng lên… liên tục như vậy cho đến khi “cô nàng” nội tiết ổn định trở lại.
Tuy nhiên, không phải tất cả mụn tái phát đều do yếu tố nội tiết mà đôi lúc là do cách chăm sóc da, thói quen sinh hoạt, sức khỏe và chế độ ăn uống của bạn: làm sạch da không đúng cách, thức khuya, ăn nhiều đồ cay nóng, rối loại tiêu hóa, thuốc… dẫn đến nội tiết bị rối loạn và mụn mọc là tất yếu.

“Ngã ngửa” với 4 ngộ nhận sai lầm về mụn - Ảnh 2.

Rối loạn nội tiết, chế độ chăm sóc da không đúng để có thể khiến mụn tái phát

3. Có mụn ở đâu bôi ở đó
Như đã giải thích ở trên, với những nốt mụn sinh ra do yếu tố nội tiết thì dù bạn có chăm sóc da cẩn thận hay bôi các loại kem đặc trị cũng sẽ không giải quyết triệt. Nếu có thể làm mụn biến mất thì cũng chỉ là nhất thời. Sau một thời gian mụn lại quay trở lại như “chưa từng có cuộc chia ly”. Bởi vì đơn giản là kem trị mụn chỉ giúp bạn ngăn chặn “bề nổi” trên da mà thôi.
Chưa kể, ngoài những nốt mụn đã “lộ diện” thì có thể còn rất nhiều mụn ẩn khác chờ ngày chồi lên. Việc bôi kem trị mụn như vậy cuối cùng giống như “mưa đến đâu, tát nước đến đấy” mà không biết bao giờ mới kết thúc.

“Ngã ngửa” với 4 ngộ nhận sai lầm về mụn - Ảnh 3.

Không phải cứ mụn ở đâu bôi ở đó là sẽ hết!

4. Chữa mụn nhanh là có thật
Điều này sai bét nhé! Trị mụn nói chung và dưỡng da đều đòi hỏi sự kiên trì. Nếu hấp tấp mà vội vàng thay đổi phương pháp liên tục không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến da bị tổn thương nữa.

Thông thường sau 7-15 ngày điều trị, mụn sẽ không thuyên giảm mà còn xuất hiện nhiều hơn. Hiện tượng đó được gọi là “đẩy mụn” và được giải thích như sau: các sản phẩm điều trị mụn thúc đẩy quá trình tẩy tế bào chết, làm thông thoáng những lỗ chân lông bị bít để đẩy các chất cặn bã tích tụ lâu ngày lên bề mặt da và gây ra mụn. Hầu hết, mọi người bước vào giai đoạn này đều cảm thấy chán nản, thất vọng cho rằng sản phẩm không có hiệu quả, vội vàng đi tìm phương pháp khác.
Trên thực tế, hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng từ 1- 3 tháng tùy vào cơ địa của mỗi người. Sau khi kết thúc quá trình đẩy mụn thì da sẽ được tái tạo và chữa lành.
Có không ít người từng nuôi hi vọng trị mụn siêu nhanh với mấy hũ kem trộn chứa Corticoid, da ban đầu thì đẹp nhưng sau khi ngừng sử dụng thì mặt tan nát luôn.
Thế nên, đừng bao giờ tin rằng có phương pháp nào trị mụn vừa hiệu quả, vừa an toàn mà lại nhanh nhé!

Với những người muốn trị mụn hãy bắt đầu bằng việc thanh lọc cơ thể từ bên trong, loại bỏ các độc tố tích tụ từ môi trường, thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, tìm cách ổn định hệ nội tiết để da có sức đề kháng tốt hơn. Như vậy, làn da tự nhiên sẽ chống lại được các tác nhân gây mụn bên ngoài và “chặn đứng” sự quay trở lại của chúng. Điều quan trọng nhất là: “Luôn luôn kiên trì và sáng suốt lựa chọn phương pháp trị mụn an toàn, khoa học bạn nhé!”
Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ:

Viết Bình luận