Trước một rừng thông tin về kem chống nắng, bạn phân vân không biết nên lựa chọn sản phẩm nào để phù hợp với làn da của mình. Hãy cũng Leaf Organic tìm hiểu các thông tin liên quan đến kem chống nắng để có thêm kiến thức từ đó có thể lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với mình.
Tia tử ngoại là gì?
Tia tử ngoại hay còn gọi là tia cực tím (Ultra violet) tồn tại dưới 3 dạng chính : UVB, UVA và UVC. Ở đây chỉ có tia UVA và UVB được đề cập đến vì tia UVC bị ngăn chặn bởi tầng ozone và không chạm đến được dưới mặt đất
UVA là 1 trong những nguyên nhân gây ra sự lão hoá và dị ứng da. UVA tồn tại quanh năm và ngay cả khi trời âm u. Tia UVA chiếm 95% tia tử ngoại chạm xuống được dưới mặt đất. Chúng chiếu xuyên qua các đám mây, kính và lớp thượng bì của da. Tia UVA không mùi vị và có khả năng thấm rất sâu vào lớp trung bì của da và là tác nhân sản xuất ra các gốc tự do, là nguyên nhân gây ra sự lão hoá da. Sự xâm nhập lâu dài của tia UVA sẽ tạp ra :
- lão hoá da do ánh nắng mặt trời (photoaging) : biểu hiện bằng sự thay đổi chiều hướng của các sợi elastin và collagen, tự do tạo ra hiện tượng da chảy xệ, da bị mất đi sự săn chắc và sự xuất hiện của các nếp nhăn
- các triệu chứng da bị kích ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sưng đỏ, mẩn ngứa, bệnh về da vào mùa đông…)
- rối loạn sắc tố : vết nám trên da
- sự phát triển của bệnh ung thư da
UVB
Tia UVB chiếm 5% các tia tử ngoại xuyên xuống được mặt đất. Mặc dù không xuyên qua được mây và kính nhưng tia UVB có thể chạm vào lớp biểu bì của da (lớp da ngoài cùng) gây ra hiện tượng ra rám nắng hoặc da bị cháy bỏng. Tia UVB cũng có thể gây ra các dị ứng và bệnh ung thư về da khác.
Đó chính là lí do tại sao bạn phải bảo vệ da của mình chống lại các tia UVA và UVB.
Bạn nên chọn chỉ số chống nắng FPS nào?
FPS là chỉ số bảo vệ da chống lại tia tử ngoại UVB. Chỉ số này cho chúng ta biết khoảng thời gian, kể từ lúc bôi kem chống nắng, chúng ta có thể phơi da ngoài nắng mà khong có biểu hiện cháy da. Ví dụ một người có thể bị cháy da khoảng 20 phút sau khi phơi nắng nếu không sử dụng kem chống nắng thì chỉ số 15 báo với bạn rằng da của bạn sẽ được bảo vệ cao nhất là 15 lần của 20 phút.
Kem chống nắng có chỉ số SPF đã lọc được 93% các tia tử ngoại. Chính vì thế bạn không nhất thiết phải chọn kem chống nắng có SPF 90 bởi không hẳn là nó có khả năng chống nắng cao hơn hay hiệu quả hơn, đó chỉ là vấn đề tâm lý.
Để có hiệu quả tốt nhất thì kem chống nắng có SPF từ 15 đến 50 là đủ, tuỳ loại da và nơi bạn tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Một mẹo nhỏ: Để biết được khi nào bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy để ý cái bóng của bạn. Nếu bóng của bạn nhỏ hơn bạn có nghĩa là các tia tử ngoại UV đang rất mạng và cũng là dấu hiệu để bạn tìm một bóng râm nào đó để nghỉ ngơi.
Kem chống nắng có tác dụng chống lại tia UVA không?
Đến ngày nay vẫn chưa có phương pháp cụ thể nào để đánh giá mực độ hiệu quả chống tia UVA. Tuy nhiên cách hiệu quả nhất bạn có thể làm để chống lại các tia UVA là bôi các loại kem chống nắng có Mexoryl, zinc oxide, titanium dioxide hoặc avobensone (parsol 1798) hoà với octocrylen. Những thành phần này lọc hoặc phản xạ lại các tia UVA và UVB.
Có nhiều loại kem chống nắng chứa các thành phần này. Hãy để ý tìm trên bao bì sản phẩm có ghi những chữ “bảo vệ chống lại các tia UVA và UVB”.
Kem chống nắng vật lý (sunscreen physical) hay kem chống nắng hoá học (sunscreen chemical)?
Nguyên tắc hoạt động của kem chống nắng vật lý là toạ một lớp chắn bảo vệ da của bạn để các tia UV bật ra ngoài vì nó chứa thành phần oxide kim loại (màng lọc dạng hạt rất nhỏ) không tan. Các màng lọc này thường có chỉ số SPF cao (25 trở đi) và chất liệu dày hơn kem chống nắng hoá học. Khi thoa kem chống nắng vật lý thì bạn sẽ thấy có một nền trắng trên da.
Kem chống nắng hoá học bảo vệ da bằng cách hấp thu các tia UV chứ không làm bật chúng ra ngoài như kem chống nắng vật lý. Khi bôi kem chống nắng hoá học thì thông thường bạn phải chờ từ 15 đến 20 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trowif vì để kem có thời gian thấm vào da. Còn đối với kem chống nắng vật lý thì nhiều lúc màng chắn sẽ có hiệu quả ngay sau khi bạn thoa kem chống nắng.
Những bạn có làn da nhạy cảm với một vài thành phần hoá học có thể sử dụng kem chống nắng vật lý.
Sử dụng kem chống nắng như thế nào cho đúng cách?
Kem chống nắng cho cở thể và cho da mặt có hàm lượng các chất chống nắng khác nhau, bởi da mặt thường mỏng hơn, trong khi bề mặt da trên cơ thể lại dày hơn
Tốt nhất bạn nên chọn kem chống nắng riêng cho mặt, sau đó thoa theo thứ tự: Các loại thuốc trị mụn, nám (nếu bạn sử dụng), dưỡng ẩm, kem chống nắng, kem nền, phấn bột và phần hồng. Nhiêu chuyên gia về da liễu còn khuyên nên sử dụng phấn bột có chứa SPF để tăng hiệu quả.
Khi nào thì nên sử dụng kem chống nắng?
Nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 đến 20 phút để da có thời gian hấp thu được đầy đủ tác dụng của kem chống nắng
Nên nhớ rằng 90% các tia tử ngoại có thể xuyên qua được các đám mây. Vì thế nên bôi kem chống năng ngay cả khi trời âm u, không có nắng.
Nên sử dụng lại kem chống nắng sau bao nhiêu lâu?
Khi bạn đi ra ngoài thì tốt nhất nên bôi kem chống nắng cách 2 tiếng một lần, đặc biệt nên có thói quen dùng kem ngay sau mỗi lần tắm biển, hồ bơi hay sau mọi hoạt động khiến bạn đổ mồ hôi nhiều.
Để ý lau khô người thật kỹ trước khi thoa kem chống nắng nếu không nó sẽ mất đi tác dụng.
Nên chọn kem chống nắng như thế nào?
Kem chống nắng có nhiều dạng. Dạng thông thường nhất mà bạn hay gặp là dạng crème, ngoài ra còn có dạng fluid, xịt, gel…Tác dụng của chúng đề như nhau.
Nếu bạn có làn da dầu hoặc dễ bị mụn thì được khuyên dùng dạng xịt, gel hoặc dạng flui để tránh bịt kín lỗ chân lông và tạo cảm giác nhờn.
Những bạn có làn da khô thường được khuyên dùng dạng crème do độ dày của kem giúp giữ ẩm cho da nhiều hơn.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì nên chọn kem chống nắng dành cho da nhạy cảm hay da em bé. Vì chúng chứa ít chất kích thích hay hoá chất hơn là kem chống nắng thông thường. Nên tránh chọn kem chống nắng có chưa nước hoa hoặc cồn.
Liệu có những thành phần độc hại trong kem chống nắng hay không?
Nhiều nghiên cứu đưa ra sự nghi nừo về độ an toàn của các thành phần chứa trong kem chống nắng. Đưới đây là danh sách các thành phần được chấp nhận và nên tránh khu mua kem chống nắng:
- Các thành phần nên có:
- Các thành phần nên tránh:
oxybenzone (BP-3 hoac BZ-3)
benzonphénones (BP-1, BP-2, BP-3 ou BZ-3, Escalol 567, Uvinul M40, Uvasorb Met)
Octyl-méthoxycinnamate (OMC)
méthylbenzylidène camphre (4-MBC)
benzylidène camphre (3-BC)
PABA (đa phần các kem chống nắng không còn chứa chất này nữa)
Sự khác nhau giữa kem chống nắng chịu nước. (résistant à l'eau) và kem chống nắng chịu nắng chịu ẩm ướt (hydrofuge)?
Kem chống nắng chịu nước giữ hiệu quả bảo vệ chống nắng trong vòng vòng 40 phút dưới nước.
Kem chống nắng chịu ẩm ướt giúp bảo vệ da bạn đến 80 phút dưới nước
Có nên làm sạch da sau một ngày sử dụng kem chống nắng?
Các kem chống nắng ngày nay để lại ít dấu vết hơn các loại kem chống nắng trước đây. Bạn chỉ cần rửa mặt bình thường là đủ. Nếu tẩy rửa mặt bằng sản phẩm có chứa dầu thực vật thì càng tốt vì nó tẩy rửa kem chống nắng hiệu quả hơn nhiều những sản phẩm chứa dầu khoáng và silicone
Bạn cũng có thể dùng lotion hoặc sữa dưỡng thể sau khi tẩy chùi kem chống nắng để tránh hiện tượng da bị khô và mẩn đỏ
Có nên bảo vệ các vệt sẹo mới trước ánh nắng mặt trời?
Các tế bào tái tạo lại làn da ở vết sẹo được sản xuất rất nhanh và tạo nên các hắc sắc tố melanin mới. Việc để vết sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm da tăng sắc tố melanin, ta thường gọi là hyperpigmentation, và da sẽ bị sẫm màu. Điều này mặc dù không nguy hiểm nhưng sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Chính vì vậy nên bảo vệ các vết sẹo mới trước áng nắng mặt trời.
Thức ăn tự nhiên có hiệu quả chống lại ánh nắng mặt trời
Không có thức ăn tự nhiên nào thật sự chống lại các tia UVA và UVB. Tuy nhiên nhiều loại rau củ quả trái cây giàu carotenoid có thể hỗ trợ giúp làm giảm tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời. Đó là những loại củ quả trái cây có màu vàng hoặc đỏ như cà rót, bí đỏ, khoai lang…(giàu chất beta catorene), cà chua đỏ (giàu chất lycopene), các loại rau lá xanh (cải xoắn, rau dền…) có chứa chất lutein ( một dạng của carotenoid có khả năng lọc 90% bước sóng màu xanh do ánh sáng trong nhà và ánh nắng mặt trowif gây ra, ít được biết đến hơn UVA và UVB) hay các loại rau quả khác có tính chất tương tự như quả dâu tây, việt quất, phúc bồn tử, rượu vang đỏ, nho, gạo đỏ, dâu đỏ, trà xanh…
Quần áo cũng có chỉ số FPS
Dạng sợi | Cấu trúc | FPS |
Polyester Polyester Coton Coton Len Rayonne Vai lanh Polyester/coton | Tissage régulier - det deu Tricot double - Dan double Tissage régulier - det deu Tricot - dan Tricot- dan Tissage régulier Tissage régulier Tissage régulier | 12 32 4 4 22 5 5 11 |
Khi nào nên thay kem chống nắng
Thông thường thì bạn có thể nhìn vào ngày hết hạn của kem chống nắng. Tuy nhiên nếu như kem chống nắng đã được mở nắp từ lâu, cộng với sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao thì tính chất bảo vệ của kem chống nắng sẽ giảm đi. Màu sắc và chất liệu của kem chống nắng cũng thay đổi so với hiện trạng của ban đầu. Khi bạn thấy có những biểu hiện như vậy thì đừng ngần ngại mua kem chống nắng mới nhé.
Nguồn : Leaf Organic dịch từ trang passportsante