Làm thể nào để lựa chọn kem đánh răng an toàn?

Kem đánh răng là sản phẩm tiêu dùng quen thuộc của mọi gia đình, nhưng ít người chú ý đến các thành phần hóa chất bên trong nó là gì.
Miệng của chúng ta có khả năng hấp thụ gấp 2 lần khả năng hấp thụ của da. Nếu như phần lớn các mỹ phẩm công nghiệp chăm sóc da đều chứa các chất từ ngành hoá dầu, các chất bảo quản có khả năng gây hại cho sức khoẻ như paraben, hay những chất tạo màu và hương liệu tổng hợp, thì các sản phẩm kem đánh răng công nghiệp cũng không phải là ngoại lệ.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu, các bài báo khoa học đề chỉ ra hầu hết các sản phẩm chăm sóc răng miệng đều chứa một lượng nhỏ các hóa chất độc hại tiềm ẩn có thể thấm sâu vào niêm mạc miệng, mạch máu, gan, thận, tim, phổi và biểu mô... gây bệnh ung thư, mù mắt hoặc thậm chí là tử vong.

Một câu hỏi rất cơ bản được đặt ra là : Chúng ta sử dụng kem đánh răng để làm gì?

Hàng ngày chúng ta sử dụng kem đánh răng để làm sạch răng, giúp răng có khả năng phòng ngừa sâu răng, giảm viêm nướu, giảm sự xuất hiện vủa vôi răng, làm cho hàm răng được chắc khoẻ, khử mùi hôi từ miệng, giúp cho hơi thở được thơm tho…Nói tóm lại đánh răng là một việc phải làm để bảo vệ sức khoẻ và thẩm mỹ của răng miệng.

Thế hệ cha ông chúng ta ngày xưa thường sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để đánh răng (các loại hoa, bạc hà, quế, đất sét, đá vôi tự nhiên, tro, muối bột, phấn…) Còn ngày nay thì sao? Chúng ta tự đầu độc mình với các loại kem đánh răng chứa các hoá chất không những có tác hại cho sức khoẻ về lâu dài mà còn là những chất có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái môi trường. Đó là những chất gì?

1.Triclosan là một loại thuốc trừ sâu được tìm thấy trong nhiều loại kem đánh răng. Hóa chất này có tính kháng khuẩn mạnh nên thường được sử dụng làm thành phần kem đánh rằng để làm giảm vi khuẩn trong các mảng bám răng, làm giảm sự hình thành vôi răng, giảm mùi hôi trong miệng. Tuy nhiên, một số tác động của hóa chất này lên cơ thể con người được xem là có hại, các nhà khoa học trường Đại học Y khoa Tufts (Mỹ) cho biết.

Trong khi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng có chứa triclosan cho rằng nó nằm ở mức độ an toàn, nhưng trong thực tế, cơ quan Bảo vệ môi trường liên bang Mỹ (EPA) đã liệt kê triclosan vào danh sách các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm. EPA đánh giá chất triclosan gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cao gấp 2 lần so với môi trường.

Được biết, triclosan vốn là một chlorophenol (hóa chất gây ung thư ở người) có thể gây ra một loạt kích ứng da, nhưng vì nó có thể tạm thời vô hiệu hóa dây thần kinh cảm giác nên khi tiếp xúc với hóa chất này sẽ ít gây ra cảm giác đau. Với liều lượng nhỏ, chlorophenol có thể khiến cho cơ thể đổ mồ hôi lạnh, suy tuần hoàn, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, chất triclosan còn có thể tích tụ trong chất béo cơ thể, khi lượng triclosan tích lũy nhiều và trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận, tim, phổi, ức chế hệ thống miễn dịch và gây ra sự rối loạn, tê liệt, vô sinh và não xuất huyết nội tiết tố.

Đặc biệt hơn, chất titane dioxyde (một dạng của triclosan) đã được trung tâm nghiên cứu quốc tế về các bệnh ung thư (centre internationale de Recherche sur le Cancer) đưa vào danh sách các thành phần có thể gây ra bệnh ung thư.

2. FLo:

Flo được đưa vào làm một trong những thành phần chính của kem đánh răng với công dụng tăng cường tái khoáng hoá cho men răng và giảm sâu răng.Tuy nhiên fluoride là một chất gây rối loạn nội tiết, hóa vôi tuyến dương vật, có thể làm giảm chức năng tuyến giáp và tuyến thượng thận. Fluoride làm tăng nguy cơ ung thư, tổn hại DNA, khử hoạt tính các enzym trong cơ thể, làm tăng tốc độ lão hóa, phá vỡ hệ thống miễn dịch, nên được tránh cả trong kem đánh răng và trong nước.

3. Hydrated silica
Hydrated silica (nguồn gốc từ thạch anh, cát, và đá lửa) trong kem đánh răng đóng vai trò như chất làm trắng răng có thể làm mài mòn và tổn thương men răng vì nó làm thay đổi sự cân bằng axit trong miệng, nướu răng và lưỡi.

Tiến sĩ Samuel Epstein, chủ tịch Liên minh phòng chống Ung thư và cũng là người đã nhận Giải thưởng Nobel vào năm 1998 đã khẳng định trong cuốn sách của ông, mặc dù các kích ứng do kem đánh răng là rất ít nhưng nó có thể gây đau miệng, viêm nướu, tổn hại men răng, đau lưỡi và tổn thương màng nhầy.

Ông khuyến cáo người tiêu dùng không nên dùng các sản phẩm chứa Hydrated Silica nhằm tránh gây hại men răng. Đặc biệt, tránh dùng kem đánh răng chứa thành phần hydrated silica và cellulose khi đang bệnh nướu răng, sâu răng và nướu răng nhạy cảm với các hoa chất.

Tờ báo The Naples Daily News dẫn lời tiến sĩ Warren Scherer thuộc Trường đại học Nha khoa New York (Mỹ) khuyến cáo, tốt nhất là người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của chính mình.

4. Sodium lauryl sulfate :

Có lẽ thành phần nguy hiểm nhất trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng là Sodium Lauryl Sulfate (SLS) vì nó có khả năng tạo bọt và thường được thêm vào trong kem đánh răng. Tuy nhiên, SLS đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh là có thể ăn mòn răng và gây hại cho tế bào da.

Trong ngành công nghiệp chất tẩy, SLS được sử dụng trong các sản phẩm như chất tẩy rửa sàn nhà, chất tẩy nhờn động cơ và xà phòng rửa xe. Ở những nơi khác, SLS được dùng để thử nghiệm lâm sàng như là một chất kích thích da đầu. Các nhà khoa học đã dùng nó để gây kích ứng da trên động vật thí nghiệm và một số tình nguyện viên nhằm kiểm tra các biện pháp điều trị đạt hiệu quả thế nào đối với làn da bị kích thích.

Các nhà khoa học Mỹ cũng còn cho biết, SLS có thể xâm nhập vào cơ thể và lưu giữ lại tại vùng mắt, não, tim và gan, gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng chúng trong thời dài.

Ngoài ra, SLS cũng còn được tìm thấy trong hầu hết các loại dầu gội dành cho trẻ em, có thể khiến cho thị lực trẻ phát triển không ổn định, gây đục thủy tinh thể ở người lớn và làm giảm tốc độ tăng trưởng của tóc.

5. Hương liệu tổng hợp:

là các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm, thường được ghi chung chung là parfum/fragance. Các chất này có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết,  khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản.
Lưu ý: parfum(fragance) cũng có thể kí hiệu cho hương liệu tự nhiên nhưng thường thì sẽ có thêm thông tin giải thích là hương liệu có nguồn gốc tự nhiên. Loại này thì không gây ảnh hưởng sức khoẻ."

6. Paraben:

Thường thì nhà sản xuất không đề paraben ngay trên nhãn của sản phẩm mà sẽ nêu một loạt các chất có họ paraben như methylparaben, propylparaben, ethylparaben, butylparaben…. Những chất này thường được dùng trong việc bảo quản mỹ phẩm và thức ăn… Việc sử dụng nhiều paraben sẽ gây rối loạn hóc môn, làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của da, kích thích khối u phát triển, làm da nhanh lão hóa dưới ánh nắng mặt trời.

Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.


Đã có một thời báo chí thế giới cũng rùm beng lên khi phát hiện chất triclosan (chất có thể gây ung thư) trong kem đánh Colgate Toatal được phanh phui, vấn đề chọn sản phẩm kem đánh răng an toàn sức khỏe rất được nhiều người quan tâm.

Việt nam cũng có rất nhiều bài báo tổng hợp về sự việc này, đưới đây là một số ví dụ:

http://vietbao.vn/…/Colgate-Total-chua-thanh…/186039191/113/

http://vietbao.vn/…/Triclosan-trong-Colgate-…/186039338/113/


Vậy câu hỏi đặt ra là vậy kem đánh răng loại nào an toàn nhất?

Chắc chắn một điều rằng kem đánh răng được chứng nhận hữu cơ bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới là sự lựa chọn an toàn nhất để chăm sóc răng miệng. Lí do là bởi để đạt được chứng nhận sản phẩm hữu cơ, sản phẩm phải thuân thủ theo các tiêu chuẩn rất gắt gao và trải qua vô số công đoạn kiểm định. Theo quy định của chuẩn hữu cơ, sản phẩm được chứng nhận hữu cơ phải có ít nhất 95% thành phần phải có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất qua những phương pháp canh tác truyền thống, việc trồng trọt phải đảm bảo cân bằng sinh thái và gìn giữ sự đa dạng của môi trường, đất trồng không chứa các chất độc hại. Đặc biệt các loại phân hữu cơ, phân ủ từ phế thải, thuốc xịt trừ sâu, hóa chất bảo quản…đều không được dùng.

Những thành phần trong kem đánh răng hữu cơ là các chất tự nhiên, tinh dầu thiên nhiên, chiết xuất cây cỏ, hương thơm tự nhiên và có đặc tính trị liệu cụ thể, ví dụ như:

- chiết xuất đinh hương (clou de girolf), hoa cúc échinacée, cây anis, chất ester của saccharose tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và vôi răng.
- trà xanh hoặc hạt bưởi có tinh chất làm sạch và chống viêm
- dâu tây và bạc hà là thành phần tạo mùi thơm tự nhiên thường thấy trong kem đánh răng dành cho trẻ em.
- cây húng tây (thym) có đặc tính sát trùng
- thảo hương (rosemarin hay rosemary) làm tăng sinh khí và tinh thần phấn chấn
- cây xô hay hamamélis (witch-hazel) ngăn ngừa chảy máu và chống viêm lợi
- chiết xuất hoa cúc la mã có tác dụng làm xoa dịu và chống viêm
- các chiết xuất thực vật khác có chứa fluor tự nhiên và muối khoáng
- Muối biển, bột silice, bicarbonate de soude hay thuốc muối (baking soda), đất sét trắng, keo ong, tinh dầu anis : chứa các hoạt chất tẩy rửa tự nhiên, làm trắng và không gây hại cho men răng..

 

Nguồn : LEAFSHOP tổng hợp

Chia sẻ:

Viết Bình luận