Tại sao nên tránh thành phần Sulfate trong sữa tắm, dầu gội?


Thành phần sulfate hiện diện trong mọi sản phẩm: Dầu gội, xà bông, sữa tắm, mascara... . Đây là thành phần tẩy rửa có tính tạo bọt cao nhưng đang bị tranh cãi do tính chất có thể gây bào mòn và kích ứng da. Đối với những ai muốn tránh thành phần này, bạn có thể hướng tới các sản phẩm chứng nhận hữu cơ không sulfate

Các chất hoạt động bề mặt sulfate như Sodium Lauryl Sulfate, là các chất tẩy rửa không phù hợp với da chúng ta từ rất lâu. Thế nhưng chúng ta vẫn sử dụng chúng hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu xem vai trò chất tẩy rửa sulfate là gì nhé !

Chất tẩy rửa sulfate được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp nhờ đặc tính tẩy rửa mạnh các chất dầu mỡ. Chúng cũng tồn tại trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc. Đa phần chúng ta đều vô tình "thích" các thành phần này bởi chúng có khả năng tạo bọt cao và tính rửa sạch mạnh. Ngoài ra chúng cũng đóng vai trò như chất ổn định các dạng kem, nhũ tương và hỗ trợ bảo quản sản phẩm.  

Nhưng việc sử dụng các thành phần chuyên dùng tẩy rửa bề mặt, xe hơi và mo tơ công nghiệp cho sản phẩm chăm sóc vệ sinh cơ thể cũng khiến mọi người bắt đầu đặt câu hỏi. 

Bạn thắc mắc những sản phẩm nào có thể chứa sulfate ? 
Dưới đây là danh sách một vài sản phẩm tiêu biểu :
- xà phòng
- sữa tắm
- dầu gội
- các loại gel và sữa rửa mặt
- kem đánh răng
- nước súc miệng
- kem cạo râu
- kem dưỡng mặt nạ tóc
- kem chống nắng
- mascara
- sữa tắm tạo bọt 
- nước rửa tay
- nước rửa chén
- nước giặt và nước xả...

Làm sao để nhận biết các chất sulfate  trong danh sách thành phần ?

Bạn hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần với tên gọi như sau :
  • Ammonium Lauryl Sulfate (ALS)
  • Sodium Laureth Sulfate (SLES)
  • Sodium Lauryl Sulfate (SLS) (ou Sodium dodecylsulfate)
  • Sodium Lauryl Sulfoacetate
  • Sodium Myreth Sulfate
Tại sao ngành công nghiệp vẫn sử dụng chất tẩy rửa sulfate ?

Đơn giản vì chúng rất rẻ và được sản xuất hàng loạt từ nguồn gốc dầu cọ.
 
Tuy nhiên một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hàng ngày chất tẩy rửa  SLS, có thể là nguyên nhân khiến mụn đầu đen xuất hiện. Lý do vì tính tẩy rửa quá mạnh của SLS khiến cho da dễ bị khô và kích thích tuyến bã nhờn sản xuất sebum nhiều hơn. Và như vậy da mặt và da đầu của bạn trở nên dầu nhờn hơn từ chân nang và lỗ chân lông. 

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng thành phần  sodium dodecyl sulfate (SDS) gây hư hại tóc bằng cách phá vỡ cấu trúc tự nhiên các protein, dẫn đến hiện tượng tóc bị chẻ ngọn và khô nứt. Các chất sulphate cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc về lâu dài do tính chất bào mòn lên chân tóc.

Thế thì chúng ta có sự chọn lựa nào khác ?
Bạn có thể tìm thay thế bằng các sản phẩm có chứa những thành phần sau đây ít gây kích ứng bào mòn hơn :
  • Coco Glucoside
  • Decyl Glucoside
  • Lauryl Glucoside
  • Disodium Cocoyl Glutamate
  • Sodium Cocoyl Glutamate
  • Sodium Cocoamphoacetate
  • Sodium Lauroamphoacetate
  • Sodium Lauryl Glucose Carboxylate & Lauryl Glucoside
  • Sodium Cocoyl Hydrolyzed Wheat Protein
  • Laurdimonium Hydroxypropyl Hydrolyzed Wheat Protein
  • Sodium Cocoyl Hydrolyzed Wheat Protein Glutamate
  • Sodium Coco Sulfate
  • Cocamidopropyl Betaine
  • Disodium Cocoamphodiacetate
  • Disodium Laureth Sulfosuccinate
Tại sao chất sulfate vẫn còn được cho phép sử dụng trên thị trường ?
 
Chất hoạt động bề mặt sulfate đa phần được tổng hợp từ dầu cọ và thỉnh thoảng từ dầu dừa (lauryl là chất từ lauric acid tồn tại trong các loại dầu này). Đó là lý do tại sao các tổ chức chứng nhận hữu cơ chấp nhận thành phần này. Tuy nhiên, ngoài yếu tố liên quan đến sức khỏe con người, chúng ta còn phải nghĩ đến yếu tố môi trường. Ví dụ, để tổng hợp được chất Sodium Lauryl Sulfate các nhà sản xuất phải sử dụng một phân tử gây ô nhiềm môi trường là SO3. Hay chất Sodium Laureth Sulfate là sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất thông qua phản ứng hóa học với tên gọi "Ethoxylation" bị chỉ trích khiến nguồn nước bị ô nhiễm. 
 
Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần biết nữa là : sản phẩm tạo bọt ít không có nghĩa là sản phẩm tẩy rửa không sạch. Đó chỉ là suy nghĩ mặc định và thói quen của người tiêu dùng. Bạn chỉ cần tạo thói quen mới với suy nghĩ đúng hơn, rõ bản chất hơn, rằng sản phẩm không hoặc ít tạo bọt vẫn có khả năng làm sạch như các thành phần chứa Sulfate.

Nguồn : Leafshop dịch từ femininbio
Chia sẻ:

Viết Bình luận