Gluten là gì và tại sao Gluten có hại với nhiều người?

GLUTEN vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trên toàn thế giới. Hầu hết các nguồn tin đều cho rằng nó an toàn cho tất cả mọi người trừ những người mắc bệnh celiac (rối loạn tiêu hóa khiến cho cơ thể không hấp thụ chất béo được). Mặt khác, một số chuyên gia y tế lại tin rằng gluten có hại cho hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng là trên thế giới đang hình thành rõ xu hướng chuyển sang dùng các thực phẩm không chứa Gluten.
 
Vậy Gluten là gì?
 
Gluten là một họ các protein tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mì spenta và lúa mạch. Trong số các loại hạt chứa gluten, cho đến nay lúa mì là loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều nhất. Gliadine và glutenin là hai protein gluten chính, trong đó Gliadine chịu trách nhiệm gây ra hầu hết các tác hại cho sức khỏe.
 
Vì sao gluten có hại cho nhiều người?
 
Đa số đều chúng ta đều có khả năng chịu được gluten.Tuy nhiên Gluten có thể gây rắc rối cho những người có một số bệnh trạng nhất định: bệnh celiac, nhạy cảm với gluten, dị ứng lúa mì , và một số bệnh khác
 
Bênh Celiac và nhạy cảm với gluten là 2 đáp ứng khác nhau với loại proten gluten. Tuy nhiên, triệu chứng của cả 2 tình trạng này là tương tự nhau hoặc gần như giống hệt nhau, làm cho việc nhân định bạn mắc bệnh nào là không thể nếu như không sử dụng các xét nghiệm y khoa.
 
Bệnh celiac
 
Bệnh Celiac xảy ra khi gluten kích thích hệ miễn dịch của bạn tấn công niêm mạc ruột non.
Kết quả là tổn thương ruột, được gọi là teo vi nhung mao có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và tình trạng loãng xương. Nó cũng có thể dẫn đến ung thư trong một số các trường hơp hiếm gặp
Tình trạng này là tự miễn tự nhiên, có nghĩa là gluten không gây nên tổn thương trực tiếp, thay vào đó, đáp ứng của hệ miễn dịch với gluten kích thích tế bào bạch cầu tấn công nhầm niêm mạc ruột non. Bệnh Celiac cũng liên quan với những tình trạng tự miễn bao gồm bênh tự miễn tuyến giáp và tiểu đường tuýp 1.
 
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh celiac là tiêu hóa khó khăn, tổn hại đến mô tế bào trong ruột non, đầy hơi, phình bụng hoặc đau bụng; tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, trầm cảm, giảm cân và phân có mùi hôi.
 
Tuy nhiên, một số người bị bệnh celiac không có triệu chứng tiêu hóa, nhưng lại có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi hoặc thiếu máu.
 
Vì lý do này, bệnh celiac có thể rất khó chẩn đoán. Trong thực tế, có đến 80% những người bị bệnh celiac không biết mình mắc bệnh.
 
Bệnh Celiac ảnh hưởng đến 1% dân số. Tuy nhiên, rất ít người theo ước tính khoảng 5% trong tổng số những người mắc bệnh nhận thức được họ đang bị bệnh.
 
Nhạy cảm với gluten
 
Nhạy cảm với gluten bắt nguồn từ đáp ứng khác của hệ miễn dịch. Hiện vẫn đang nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề nàỳ
 
Không phải tất cả các bác sĩ đều chấp nhận sự tồn tại của nó, và rất hiếm các nghiên cứu được thực hiển để tìm ra nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng của tình trạng này.
 
Một nhóm nghiên cứu tại trường đại học Maryland Center đã thực hiện nghiên cứu bệnh Celiac công nhận một giả thuyết vào năm 2011 cho rằng sự nhạy cảm với gluten bao gồm một đáp ứng khác của hệ miễn dịch so với bệnh Celiac.
 
Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một người nhạy cảm với gluten trải qua một đáp ứng trực tiếp với gluten - ví dụ cơ thể bạn xem loại protein này như một kẻ xâm nhập và chống lại nó với sự nhiễm trùng cả bên trong lẫn bên ngoài ống tiêu hóa.
 
Trong khi đó, ở bệnh Celiac hệ miễn dịch không trực tiếp tấn công gluten, thay vào đó, sự tiêu thụ gluten kích thích hệ miễn dịch tấn công chính mô của bạn, là niêm mạc của ruột non.
 
Điều này không rõ ràng trong việc nhạy cảm với gluten làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng khác, bao gồm bệnh tự miễn-một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng có thể xảy ra, và một số khác thì nói không. Cũng chưa rõ ràng là nó gây ra những tổn thương vật lí cho những cơ quan và mô khác hay chỉ đơn giản gây nên các triệu chứng mà không gây tổn thương.
 
Số lượng người nhạy cảm với gluten vẫn chưa được làm rõ. Một ước tính cho rằng tình trạng này ảnh hưởng đến 6-7% dân số, nhưng những nhà nghiên cứu khác cho rằng số lượng có thể cao hơn- có thể là 50% dân số.
 
Do không phải tất cả các bác sĩ đều đồng ý rằng tình trạng nhạy cảm với gluten tồn tại, do đó không có sự đồng tình nào về việc kiểm tra nó như thế nào. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu công bố vào tháng 2/2012, nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng thuật toán chẩn đoán có thể nhận định bạn mắc tình trạng nào.
Đặc biệt, theo như họ cho rằng thuật toán, bạn và bác sĩ ban đầu có thể loại trừ bệnh Celiac thông qua xét nghiệm máu. Nếu kết quả âm tính thì sau đó bạn sẽ tham gia vào thử thách gluten, đầu tiên là loại bỏ gluten ra khỏi thực đơn và quan sát nếu triệu chứng của bạn biến mất, và sau đó bổ sung gluten vào thực đơn và quan sát nếu các triệu chứng quay trở lại.
 
Trên lí thuyết, nếu bạn trải qua các triệu chứng khi thực đơn của bạn chứa gluten, nhưng những triệu chứng này biến mất khi bạn loại bỏ gluten khỏi thực đơn, bạn có thể được chẩn đoán là nhạy cảm với gluten.
 
Hội chứng ruột kích thích, dị ứng với lúa mì và những bệnh khác
 
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp gây ra các triệu chứng như đau bụng, chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy. Đó là một chứng rối loạn mãn tính, nhưng nhiều người có thể chế ngự các triệu chứng của họ bằng chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và kiểm soát căng thẳng.
Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số người mắc IBS có thể có lợi khi ăn chế độ không có gluten.
 
Đối với khoảng 1% dân số, dị ứng lúa mì có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa sau khi tiêu thụ gluten.
 
Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn không có gluten có thể có lợi cho một số người mắc bệnh tâm thần phân liệt, tự kỷ và một căn bệnh gọi là mất điều hòa gluten.
 
Làm thế nào để có được một chế độ ăn uống không chứa gluten

Để bắt đầu một chế độ ăn không gluten, sẽ khá khó khăn thời gian đầu, bạn cần phải nắm được thông tin về mọi thứ bạn ăn có chứa gluten hay không. Trên thế giới nhiều nhãn thực phẩm đã bắt đầu ghi rõ “Gluten free” trên bao bì nhưng không phải cứ sản phẩm không ghi gluten free là có chứa gluten.

Các thực phẩm chứa hàm lượng gluten cao phổ biến là: Lúa mì, Lúa mì spenta, Lúa mạch đen, Lúa mạch, các thực phẩm có nguyên liệu làm từ lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch đen, lúa mạch như : Bánh mì,Bánh ngọt, Các loại mì spaghetti, pasta, bia … 
 
Có rất nhiều thực phẩm lành mạnh không chứa gluten mà bạn có thể lựa chọn :

Thực phẩm không gluten:
- Trứng, Thịt, Cá, Hải sản
- Trái cây, rau củ quả,
- Các loại thảo mộc và gia vị
 
Có một vài loại ngũ cốc và hạt tự nhiên không chứa gluten. Bao gồm:
- Gạo
- Ngô
- Hạt quinoa
- Hạt lanh
- Hạt kê
- Lúa miến
- Bột năng
- Bột kiều mạch
- Bột hoàng tinh
- Yến mạch
….
Chia sẻ:

Viết Bình luận