Với hơn 5 triệu tế bào thụ quan, làn da ngăn cách chúng ta với thế giới bên ngoài được biết đến như một cơ quan thụ cảm (nhận cảm) với lượng tiếp nhận khổng lồ các cảm giác nóng, lạnh, đau, êm dịu... Làn da cảm nhận và hấp thu tất cả.
Mỗi rối loạn cảm xúc, căng thẳng đều biểu hiện trên da qua các thông số khác nhau (độ dày của da, năng lực sản xuất lượng collagen hoặc/và chất nhờn, sự biến đổi sắc tố...) Chúng ta thường ví làn da như một chiếc gương phản ánh thể trạng và sức khoẻ của mỗi người. Nhưng thật ra, da có nhiều chức năng hơn thế.
Chức năng của da là gì?
Nếu tính trên cơ thể một người trưởng thành thì da bao phủ với diện tích khoảng từ 1,6m2 đến 2,2m2 trên khối lượng cơ thể trung bình 5kg. Da có chức năng :
- Bảo vệ cơ thể trước những tấn công từ môi trường bên ngoài, nhất là các bức xạ ánh nắng mặt trời và khí hậu nóng lạnh.
- Giúp ngăn chặn và giảm thiểu sự mất nước ở cơ thể (được cấu tạo bởi 70% nước) bằng cách điều chỉnh lượng nước bị mất và duy trì sự ổn định nhiệt độ cho cơ thể.
- Là một trong những hệ bài tiết, da có chức năng loại bỏ các độc tố và chất cặn tích tụ trong cơ thể.
Tình trạng của da liên quan đến chế dộ ăn uống và không khí mà cơ thể người hít thở. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta đối mặt với một thực tế đáng được quan tâm: cơ thể con người hấp thu ngày càng nhiều chất độc hại. Và khi các hệ bài tiết của cơ thể rơi vào tình trạng hoạt động quá tải và không thể đào thải hết các chất độc này, da cũng sẽ bị ảnh hưởng về lâu lài.
Nói tóm lại da có hai chức năng quan trọng: vừa là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công từ bên ngoài, vừa là một cơ quan quan trọng giúp đào thải các chất độc tích tụ bên trong cơ thể.
Tinh dầu tác động lên da như thế nào?
Nhiều chất có khả năng thấm xuyên qua da và tác dụng lên da khác nhau (lưu thông, chống viêm, kháng nấm...). Tinh dầu là một trong những chất đó.
Tinh dầu là chất lỏng chứa các hợp chất hương thơm có tính chất "lipophilic" (ưa dầu hay kị nước), vì thế nên rất dễ dàng được da hấp thu và được truyền khắp bên trong cơ thể thông qua sự lưu thông máu và bạch huyết.
Sự ra đời của phương pháp trị liệu bằng hương thơm được xem như là một trong những giải pháp chữa trị và xoa dịu các bệnh về da, hay là giải pháp chăm sóc nuôi dưỡng da.
Sử dụng tinh dầu như thế nào lên da?
Trước hết hãy lưu ý rằng không phải tinh dầu nào cũng có thể được sử dụng cho da. Nhiều loại tinh dầu có thể tính ăn da hoặc gây kích ứng da (tinh dầu quế, sariette...), có loại gây ngộ độc, có loại lại nhạy cảm với ánh sáng (tinh dầu cam, chanh, bưởi...)
Rất ít tinh dầu được sử dụng để thoa trực tiếp riêng biệt lên da bởi tính đậm đặc cao của nó. Phần lớn tinh dầu được pha chung với dầu thực vật, một mặt vì tính cô đặc của tinh dầu, một mặt vì dầu thực vật tham gia cân bằng và nuôi dưỡng da nhờ giàu axit béo thiết yếu tốt cho da.
Ta có thể xem các thành phần như dầu thực vật, bơ thực vật, gel thực vật... như là "phương tiện vận chuyển" tinh dầu vào da, tuỳ theo cấu tạo da hay cơ địa của mỗi người.
Sự lựa chọn các thành phần pha chung với tinh dầu rất quan trọng. Thành phần pha chung này càng đậm đặc và rất dầu (ví dụ như bơ hat mỡ, bơ ca cao, dầu oliu...), thì tinh dầu sẽ càng tác động ở bề ngoài da, cụ thể hơn là ở lớp sừng, với công dụng kháng nấm và kháng ký sinh trùng, tinh dầu hoạt động như một hàng rào bảo vệ da.
Ngược lại nếu các thành phần pha chung càng loãng thì tinh dầu càng tác động vào các lớp cấu trúc sâu và rộng hơn bên trong da.
Lượng tinh dầu tham gia vào thành phẩm cũng không kém phần quan trọng.
Nếu để nuôi dưỡng các tế bào và mô da, ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hoá da, bạn chỉ cần dùng 1% đến 5% tinh dầu trong hỗn hợp kem, bơ hay dầu thực vật.
Nhưng nếu mục đích là trị liệu (chữa trị tình trạng viêm hay vết thương, vấn đề lưu thông...) thì liều lượng tinh dầu được tăng lên từ 5% đến 10% trên tổng thành phần của hỗn hợp.
Đối với việc điều trị đặc biệt tại một chỗ nhất đinh (mụn nhọt, herpes, mụn cóc, vết sẹo...) nhiều khi các chuyên gia sản xuất có thể tăng tỉ lệ từ 10% dến 30% trên tổng thành phần.
Nguồn : Abiessence