Mỹ phẩm hữu cơ là gì?
Mỹ phẩm hữu cơ là mỹ phẩm hướng tới sự tôn trọng con người, môi trường và được đảm bảo tuân thủ theo tất cả các qui định nghiêm ngặt được đề ra bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ có tính pháp nhân. Việc tuân thủ các qui định này sẽ được kiểm đinh bởi một bên thứ 3 được một cấp phép bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ này. Nếu việc tuân thủ các qui định đạt yêu cầu, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận hữu cơ và được dán nhãn chứng nhận hữu cơ trên bao bì! Việc kiểm định này sẽ được thực hiện định kì hàng năm để đảm bảo tính tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ được liên tục.
Các qui định để mỹ phẩm được chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ cụ thể là gì?
Mỗi một tổ chức chứng nhận hữu cơ sẽ có một bộ tiêu chuẩn riêng với hàng loạt các qui định xung quanh. Dưới đây là một số các đầu mục thường được các tổ chức chứng nhận hữu cơ đưa vào trong tiêu chuẩn để đánh giá và cấp phép cho mỹ phẩm hữu cơ:
- Không cho phép sử dụng thành phần biến đổi gien, thành phần có nguồn gốc từ động vật, thành phần có nguồn gốc từ dầu mỏ
- Tỉ lệ bắt buộc tối thiểu của thành phần thiên nhiên
- Tỉ lệ bắt buộc tối thiểu của thành phần hữu cơ
- Danh mục thành phần tổng hợp được phép sử dụng
- Tỉ lệ cho phép tối đa của các thành phần tổng hợp này
....
Tiêu chuẩn hữu cơ qui định bởi các tổ chức chứng nhận khác nhau sẽ khác nhau
Nếu so sánh giữa tiêu chuẩn hữu cơ phổ biến nhất trên thế giới là ECOCERT của Pháp và USDA của Mỹ, sẽ có một số điểm khác biệt như sau:
1.Cách tính tỉ lệ % các thành phần
Theo tiêu chuẩn mỹ phẩm hữu cơ của Mỹ USDA, phát triển lên dựa trên tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ
- “Các sản phẩm được chứng nhận 100% hữu cơ nếu 100% thành phần (trừ nước và muối, thành phần được coi là tự nhiên) là hữu cơ”.
- “Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ nếu tối thiểu 95% thành phần (trừ nước và muối, thành phần được coi là tự nhiên) là hữu cơ”.
Như vậy trong tiêu chuẩn USDA, các thành phần tự nhiên như nước và muối, các khoáng chất không được tính trong tổng thành phần.
Theo tiêu chuẩn hữu cơ của Pháp Ecocert, tất cả các thành phần đều được tính vào tổng thành phần bao gồm cả nước và muối.
Về tỉ lệ các thành phần, ECOCERT qui định như sau:
- tỉ lệ của thành phần thiên nhiên phải đạt mức tối thiểu 95%
- tỉ lệ của thành phần hữu cơ phải đạt mực tối thiểu 10%
Chính vì sự khác biệt trong cách tính tỉ lệ % các thành phần, chúng ta không thể so sánh tỉ lệ thành phần theo cách tính của ECOCERT với tỉ lệ thành phần theo cách tính của USDA để kết luận rằng: tiêu chuẩn USDA có tỉ lệ mỹ phẩm hữu cơ cao hơn. Để cấu tạo nên một công thức mỹ phẩm, thành phần nước chiếm tỉ trọng rất cao (trung bình chiếm 50-60% tổng thành phần) mà nước thì không bao giờ được coi là thành phần hữu cơ trong tiêu chuẩn ECOCERT.
Xem thêm giải thích kĩ hơn về sự khác biệt này: http://leafshop.vn/blogs/kien-thuc-chung/lieu-co-dung-la-tieu-chuan-huu-co-cua-usda-cho-my-pham-chat-che-hon-cac-tieu-chuan-huu-co-cua-cac-nuoc-khac
2.Qui định liên quan đến các thành phần không có nguồn gốc từ nông nghiệp
Tiêu chuẩn mỹ phẩm hữu cơ USDA được phát triển lên từ tiêu chuẩn hữu cơ dành cho thực phẩm nên chỉ chứng nhận cho các thành phần có nguồn gốc từ nông nghiệp và không có qui định riêng cho các thành phần không có nguồn gốc từ nông nghiệp. Các thành phần không có nguồn gốc từ nông nghiệp này sẽ được áp dụng theo danh mục thành phần được cho phép và bị cấm nói chung tại Mỹ!
Trong khi đó, ECOCERT có các qui định riêng cho các thành phần tổng hợp, các thành phần không có nguồn gốc nông nghiệp. Danh mục và hàm lượng cho phép của các thành phần này sẽ khác biệt và khắt khe hơn rất nhiều so với qui định chung về mỹ phẩm tại Pháp và Châu.
Ngoài ví dụ nêu trên, sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn hữu cơ còn là danh mục chất bảo quản được phép sử dụng. Cùng là 1 chất bảo quản nhưng lại có thể được cho phép sử dụng trong tiêu chuẩn hữu cơ này nhưng lại bị cấm trong tiêu chuẩn khác. Xem thêm về các chất bảo quản được cho phép bởi tổ chức chứng nhận hữu cơ Châu Âu
tại đây.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỸ PHẨM HỮU CƠ VỚI MỸ PHẨM TỰ NHIÊN VÀ MỸ PHẨM THƯỜNG
Trong khi các mỹ phẩm thường bao gồm cả mỹ phẩm tự nhiên chỉ cần tuân theo các qui định về tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm thì mỹ phẩm hữu cơ lại phải tuân theo một bộ tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều.
Trong mỹ phẩm hữu cơ, sẽ không có sự hiện diện của thành phần biến đổi gien, thành phần có nguồn gốc từ động vật, thành phần có nguồn gốc từ dầu mỏ nhưng những thành phần này vẫn hiện hữu trong các mỹ phẩm thường.
Bên cạnh đó, rất nhiều thành phần tổng hợp mà không dễ gì để đánh giá ngay được những hậu quả để lại cho da, cho môi trường và hệ sinh thái nhưng vẫn đang được sử dụng trong công thức mỹ phẩm. Tuy nhiên với mỹ phẩm hữu cơ, những thành phần này sẽ được hạn chế tối đa.
Trong mỹ phẩm thường, các thành phần như silicon, thành phần có nguồn gốc dầu mỏ được sử dụng rất phổ biến nhờ tính chất ổn định cũng như hiệu ứng trên bề mặt da mang lại. Các chất này sẽ giúp tạo một lớp màng mỏng phủ lên da khiến ta có cảm giác da láng mịn và nghĩ rằng đó là do da được cung cấp các dưỡng chất tốt. Tuy nhiên, những chất này thực sự không hề có công dụng nuôi dưỡng da.
Silicon xuất hiện trong danh sách INCI dưới các tên đuôi là -one hay -ane (dimethicone, cyclohexasiloxane...). Còn tên thành phần dầu khoáng là: paraffine liquidum, petrolatum, cera microcristallina, mineral oil. Từ thương hiệu cao cấp đắt tiền hay thương hiệu bình dân đều có thể tìm thấy các thành phần này.
Như vậy, nếu so sánh về thành phần, mỹ phẩm hữu cơ sẽ có thành phần lành tính và an toàn hơn mỹ phẩm thường rất nhiều. Sử dụng mỹ phẩm hữu cơ sẽ giúp hạn chế tối đa hoá chất và các thành phần tổng hợp tác động lên da.
Nếu để so sánh về hiệu quả ngắn hạn sử dụng thì mỹ phẩm hữu cơ và mỹ phẩm thường tương đương nhau. Nhưng nếu so về hiệu quả dài hạn thì chắc chắn mỹ phẩm hữu cơ sẽ chiếm ưu thế. Sử dụng mỹ phẩm hữu cơ cũng là một trong những lựa chọn vì sức khoẻ và môi trường.
CÁCH NHẬN BIẾT MỸ PHẨM HỮU CƠ
Để nhận biết được mỹ phẩm hữu cơ, người tiêu dùng nhất thiết phải biết cách nhận diện các nhãn chứng nhận in trực tiếp trên bao bì. Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm trên bao bì xuất hiện chữ hữu cơ như BIO/ORGANIC nhưng không lại có nhãn label chứng nhận hữu cơ. Những sản phẩm này sẽ không được coi là sản phẩm hữu cơ bởi không có tổ chức độc lập nào đứng ra kiểm định cho việc tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Việt nam hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn hữu cơ nên tại thị trường Việt nam, mỹ phẩm hữu cơ đều là mỹ phẩm được nhập khẩu từ các nước khác trong đó phổ biến là từ Châu Âu và Mỹ. Một số nhãn hữu cơ phổ biến có thể tìm thấy trên thị trường như sau:
Ngoài ra trên thế giới còn có rất nhiều tổ chức chứng nhận hữu cơ khác. Xem
tại đây nếu bạn muốn tìm hiểu thêm.
Nguồn: Leafshop tổng hợp