CHĂM SÓC DA CHO TRẺ SƠ SINH NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Nhăn nheo, đỏ, khô và đầy lông tơ là đặc điểm nổi bật ở làn da bé sơ sinh. Các bé sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nhưng dấu hiệu trên chứng tỏ sự khỏe mạnh của làn da bé. Vì da em bé sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ cần có chế độ chăm sóc. Bài viết xin bật mí một số điều nên và không nên khi chăm sóc da cho bé yêu.

Những điều mẹ cần biết khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh:
Khiếm khuyết trên da
Làn da bé sẽ dần điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Và hầu hết các khiếm khuyết trên da sẽ biến mất theo thời gian. Ví dụ như các em bé sinh non có lớp lông tơ mềm mịn trên khuôn mặt và lưng. Bé sinh quá ngày thường có làn da bong tróc và khô. Cả hai tình trạng này đều sẽ biến mất trong một vài tuần.

Không nên dùng kem dưỡng ẩm
Ba mẹ không nên dùng kem giữ ẩm để chăm sóc da bé trong những tháng đầu đời. Vì trong kem dưỡng ẩm có các chất bảo quản rất dễ gây dị ứng cho da em bé. Nếu cần dùng các sản phẩm chăm sóc da, mẹ nên đảm bảo chúng là sản phẩm hữu cơ đặc biệt an toàn dành cho bé sơ sinh. Da của bé rất nhạy cảm. Các thành phần dưỡng da của người lớn sẽ làm da bé khô, mất nước và làm trôi hết lớp dầu bảo vệ da bé. Mẹ cũng cần tránh phấn rôm vì nó có thể gây hại cho phổi của bé.

Tắm trẻ sơ sinh đúng cách
Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Sau đó mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi cho bé. Khi bé được 1 tháng tuổi, mẹ duy trì 2 – 3 ngày tắm cho bé một lần. Việc tắm hàng ngày có thể làm khô da của bé sơ sinh. Trước khi tắm, mẹ nhớ thử độ ấm của nước bằng cổ tay để đảm bảo nước tắm không quá nóng.

Để làn da bé không mất nước, mẹ cần tắm cho con bằng nước ấm trong vòng 3 – 5 phút. Nếu dùng kem dưỡng da, chỉ bôi chúng khi da của bé còn ẩm, dùng lòng bàn tay mẹ vỗ nhẹ lên da con, chứ không phải chà xát để tránh làm da bị tổn hại mỗi lần tắm.

Tránh bị hăm tã
Tã bẩn và ướt sẽ kích thích làn da bé sơ sinh, gây hăm tã ở trẻ. Để ngừa hăm, nên kiểm tra tã của bé thường xuyên, khi thay tã bẩn, nên vệ sinh vùng mông cho bé và dùng khăn mềm vỗ nhẹ cho khô rồi mới quấn tã khác. Với bé gái, nên lau từ trước ra sau để tránh bị nhiễm khuẩn. Nếu bé bị hăm thì mẹ nên dùng kem chống hăm cho bé bớt khó chịu. Thỉnh thoảng, mẹ cho da bé được thở bằng cách cởi bỏ tã, cho bé cảm thấy thoáng mát.

Bệnh ngoài da của trẻ
Một số trường hợp bé nổi ban, phồng rộp, ngứa ngáy, đỏ, hoặc mưng mủ hoặc khi bé kèm theo sốt. Chàm là một trong những dạng ban phổ biết nhất ở bé sơ sinh. Nhưng bé có thể mắc bệnh liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng hoặc chốc lở.

Rôm sảy là những nốt nhỏ màu hồng, thường nằm dọc cơ thể. Bệnh này xuất hiện do nhiệt độ và độ ẩm cao cùng với tuyến mồ hôi chưa phát triển. Để tránh bị rôm xảy, mẹ không mặc quá nhiều quần áo cho bé hoặc ở trong phòng có nhiệt độ cao. Nhưng bộ đồ rộng và thoáng thích hợp cho bé hơn. Đồng thời mẹ luôn giữ làn da bé thật sạch và khô ráo.

Bảo vệ da em bé từ quần áo
Dùng chất dịu nhẹ để giặt đồ dùng cho bé như quần áo, chăn gối, khăn mặt và quần áo của mẹ. Vì những đồ dùng này có thể tiếp xúc với làn da em bé, bằng cách này, mẹ có thể hạn chế những chất gây ngứa ngáy và kích ứng da cho bé.
Nguồn: Leafshop tổng hợp

Chia sẻ:

Viết Bình luận