Từ lâu Tây Tạng vẫn luôn được xem là vùng đất đầy bí ẩn của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, một loại thực phẩm đến từ vùng đất này đang rất được ưa chuộng vì những lợi ích tuyệt vời của nó dành cho sức khoẻ con người, đó là nấm sữa kefir. Vậy nấm sữa kefir là gì? Hãy khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Kefir là gì?
Nấm sữa kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên (ngoài ra nó còn có các tên khác như: men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir…). Đây là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.
Nấm sữa Tây Tạng kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Nấm kefir có hình dạng như bỏng nẻ gạo, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy.
Những lợi ích của Kefir
Kefir có nhiều probiotic lợi khuẩn hơn sữa chua.
Sữa chua là thực phẩm có chứa probiotic được biết đến nhiều nhất trong chế độ ăn của phương Tây, nhưng kefir thực sự là nguồn cung cấp probiotic tốt hơn nữa. Hạt Kefir chứa khoảng 30 chủng vi khuẩn có lợi và nấm men, làm cho nó trở thành nguồn probiotic phong phú và đa dạng.
Trong kefir có chứa: Lactobacillus kefiri ,Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species, đây là những vi khuẩn có lợi mà không có trong sữa chua.
Bên cạnh đó, kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, 2 loại men này thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.
Kefir có tính kháng khuẩn mạnh.
Một số probiotic trong kefir được tin rằng có thể chống lại sự nhiễm trùng. Bởi vì Lactobacillus kefiri probiotic, là probiotic duy nhất chỉ có trong kefir. Các nghiên cứu cho thấy probiotic này có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại, bao gồm Salmonella, Helicobacter Pylori và E. coli. Kefiran, một loại carbohydrate có trong kefir, cũng có tính chất kháng khuẩn.
Kefir có thể cải thiện sức khoẻ của xương và giảm nguy cơ loãng xương.
Loãng xương được đặc trưng bởi sự xuống cấp của các mô xương. Nó đặc biệt phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, và làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương. Đảm bảo lượng canxi cần thiết là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khoẻ xương, và làm chậm sự tiến triển của bệnh loãng xương.
Kefir được làm từ sữa bò đầy đủ chất béo không chỉ là một nguồn cung cấp canxi lớn mà còn vitamin K2. Chất dinh dưỡng này đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi chất canxi, và bổ sung vitamin K2 đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ gãy xương đến 81%. Các nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy kefir có thể làm tăng sự hấp thu canxi của tế bào xương. Điều này dẫn đến mật độ xương được cải thiện, giúp ngăn ngừa gãy xương.
Kefir rất có lợi cho hệ tiêu hoá.
Probiotic như kefir có thể giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Đó là lý do tại sao chúng có hiệu quả cao đối với nhiều dạng bệnh tiêu chảy. Cũng có rất nhiều bằng chứng cho thấy probiotic và thực phẩm có chứa probiotic có thể giúp giải quyết tất cả các vấn đề về tiêu hóa. Điều này bao gồm hội chứng ruột kích thích, loét do nhiễm H. pylori, và nhiều bệnh khác. Vì lý do này, kefir có thể hữu ích nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa.
Kefir rất tốt đối với người bị chứng không dung nạp lactose.
Các thực phẩm làm từ sữa thường có chứa đường tự nhiên có tên lactose. Nhiều người, đặc biệt là người lớn, không thể phá vỡ và tiêu hóa lactose đúng cách. Tình trạng này được gọi là không dung nạp lactose.
Vi khuẩn axit lactic trong các thực phẩm sữa lên men (như kefir và sữa chua) biến lactose thành axit lactic, do đó các loại thực phẩm này có lượng lactose thấp hơn sữa nhiều. Chúng cũng chứa các enzyme có thể giúp làm tan đường lactose. Bởi vì điều này, kefir nói chung được dung nạp tốt bởi những người bị chứng không dung nạp lactose, ít nhất là khi so với các loại sữa bình thường. Mẹo nhỏ: có thể làm ra kefir hoàn toàn không có lactose bằng cách sử dụng nước dừa, nước ép trái cây hoặc một số chất lỏng khác không phải sữa.
Kefir có thể bảo vệ chống lại ung thư
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy kefir có thể gây ức chế sự hình thành các tế bào ung thư, đồng thời kích thích cải thiện hệ thống miễn dịch.
Kefir giúp cải thiện triệu chứng dị ứng và hen suyễn :
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kefir có thể giúp tăng hệ miễn dịch ở những người có hệ thống miễn dịch kém, dễ bị dị ứng và hen suyễn.
Những điều chưa biết về nấm sữa kefir
– Kefir thường được làm từ sữa bò, nhưng nó cũng có thể được làm bằng sữa dê, cừu hoặc các loại sữa hạt
– Trung bình một ngày chỉ nên sử dụng từ 200 – 400 ml sữa kefir, nếu ăn quá nửa lít sữa kefir/ ngày và ăn liên tục, có thể làm cho một số người không chịu nổi, nhất là người viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.
– Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.
– Các nhà nghiên cứu đã tính ra đươc thành phần chất dinh dưỡng có trong 175 ml kefir bao gồm: 6gr protein, 200mg canxi, khoảng 140 mg phốt pho, 0.33mg vitamin B12, 0.2mg bivoflavin, 7gr cacbonhydrate, 16mg magie, 6gr chất béo và 104 kcal Calo.
Leafshop tổng hợp