Những điều mẹ bầu cần phải tránh khi tắm nếu không muốn đột quỵ, nguy hiểm cho con
Phụ nữ mang thai cơ thể thay đổi rất nhiều nên cần phải kiêng cữ kĩ lưỡng trong chuyện ăn uống, đi đứng, ngủ nghỉ. Ngoài ra, còn phải hết sức cẩn thận trong chuyện tắm gội nữa nha các mẹ. Phải siêng tắm để giữ cơ thể sạch sẽ, thơm tho, tránh các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, tắm thế nào là mới là đúng cách để tốt cho mẹ, khỏe cho con thì không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi tắm gội mà mình nghĩ các mẹ nên chú ý áp dụng.
1. Lựa chọn thời điểm tắm thích hợp tùy vào thời tiết: Tùy vào thời tiết từng mùa nóng hay lạnh mà mẹ bầu chọn thời điểm để tắm gội thích hợp. Vào mùa hè oi bức, mẹ có thể chọn tắm vào bất cứ thời điểm nào khi cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều và quá lâu vì sẽ có nguy cơ bị ngấm nước, cảm bệnh (tắm khoảng 2 lần là đủ). Vào mùa đông, mẹ hãy tắm buổi trưa (vì buổi trưa nhiệt độ cao hơn, đỡ bị lạnh). Hạn chế tắm vào ban đêm để phòng ngừa cảm ốm, đột quỵ.
2. Tắm ở nơi kín gió: Phòng tắm cần che chắn cẩn thận, tránh gió lùa vào nếu không mẹ sẽ bị lạnh, nhiễm phong hàn. Sau khi tắm xong cũng nhớ để cơ thể bình ổn lại một lát rồi mới được ra ngoài.
3. Nên tắm bằng vòi hoa sen: Các tia nước nhỏ từ vòi hoa sen sẽ chảy đều xuống cơ thể mẹ như một kiểu massage giúp lưu thông máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.
4. Chú ý nhiệt độ nước tắm: Thử nhiệt độ trước khi tắm sao cho không quá nóng hoặc không quá lạnh. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, mùa đông mẹ cần được tắm nước ấm. Còn mùa hè cho dù có nóng nực cỡ nào cũng không nên tắm nước quá lạnh. Nếu tắm nước quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến vùng bụng và dạ con của mẹ (vì mang thai, da bụng và thành tử cung dãn ra nên rất nhạy cảm).
7. Nên tắm ở tư thế đứng, tránh ngồi xổm: Tư thế ngồi xổm dễ gây co ép dạ con, làm cản trở tuần hoàn máu. Tư thế tắm đứng có lẽ là tốt nhất đối với mẹ bầu.
8. Nên uống một cốc nước/sữa ấm trước khi tắm: Khi tắm, đặc biệt là tắm nước nóng, tắm lâu thì cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước gây choáng. Mẹ cần uống trước một cốc nước/sữa ấm để bù nước cho cơ thể, lưu thông máu.
9. Không chà xát, kì cọ mạnh, xoa vùng bụng quá nhiều: Chà xát, kì cọ, xoa bụng quá nhiều sẽ tác động lên thành dạ con, khiến dạ con co thắt gây sẩy thai, sinh non.
10. Không tắm lúc vừa mới ăn no xong hoặc khi dạ dày đang rỗng: Vì tắm lúc này dễ khiến mẹ bị đau dạ dày, mắc bệnh về tim mạch.
11. Tránh dùng các loại dầu gội, sữa tắm nhiều hóa chất: Một số hóa chất trong mỹ phẩm nhà tắm có thể gây hại cho các mẹ, thai nhi nên mẹ cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội có nguồn gốc từ thiên nhiên, các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ đảm bảo an toàn, lành tính không gây kích ứng da, không chứa các thành phần có hại cho mẹ và bé.
12. Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong phòng tắm: dùng bông tắm có cán cầm để kì cọ vùng lưng, vùng dưới bụng, vùng đùi, chân hoặc nhờ chồng hỗ trợ mỗi khi tắm. Tránh với tay ra sau hoặc cúi xuống ảnh hưởng đến thai nhi.
13. Có thể mang một chiếc ghế vào phòng tắm để ngồi hoặc vịn cho đỡ mỏi: Nếu đứng lâu làm mẹ mỏi chân thì nên mang vào phòng tắm một chiếc ghế gỗ, vừa ngồi được vừa có thể làm điểm tựa để vịn khi đứng lên, tránh chới với.
14. Cẩn thận sàn nhà kẻo trơn trượt: Hãy nhờ người thân kì cọ sàn nhà sạch sẽ, đánh bay hết các rong rêu, bùn nhớt bám lâu ngày trên sàn phòng trường hợp mẹ bị trơn trợt, té ngã rất nguy hiểm với thai nhi. Ngoài ra, cũng chú ý trong khi tắm vì bọt xà phòng cũng dễ làm mẹ trượt chân.
15. Chuẩn bị đầy đủ đồ đạc khi vào phòng tắm, lau khô người, mặc đồ cẩn thận rồi mới ra ngoài: Để phòng ngừa cảm lạnh, trước khi tắm, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ khăn bông, quần áo để sau khi tắm xong khỏi mất thời gian.
Nguồn: Leafshop tổng hợp
- 0 Bình luận