Một số thông tin chia sẻ trên mạng cho rằng dùng vàng để kiểm tra là có thể phát hiện được son có chì hay không có chì. Cách thức kiểm tra được đưa ra như sau: thoa một chút son lên tay rồi dùng vàng chà sát. Nếu son chuyển sang màu đen thì loại son đó được coi là có chì.
Thông tin này có vẻ được chia sẻ khá rộng rãi tại Việt nam và cũng được khá nhiều người áp dụng, trong số đó có cả một số khách hàng của Leaf Organic. Leaf Organic đã đưa ra một số câu hỏi sau để khách hàng của Leaf Organic suy nghĩ và tự đưa ra quyết định có nên áp dụng phương pháp thử này hay không:
1) Dựa vào cơ sở nào để mọi người khẳng định thông tin này là chuẩn và tin vào đó?
2) Thông tin này có được giải thích cặn kẽ trên cơ sở khoa học không ?
3) Nếu phương pháp kiểm tra chì trong son quá đơn giản như vậy vậy thì các tổ chức như FDA(cục quản lý thực phẩm và dược phẩm) của Mỹ nhàn quá trong việc thống kê loại son nào có chì, loại son nào không có chì trên thị trường nhỉ, đâu cần các nhà khoa học phải vào cuộc làm gì? Nhưng ngược lại thì sao, trên thực tế, để tiến hành một cuộc điều tra về các sản phẩm son chứa chì, FDA đã phải phải cần đến các nhà khoa học và cả phòng thí nghiệm Frontier Global Sciences, Inc., tại Seattle, WA. Thông tin cụ thể thì ở đây :
http://www.fda.gov/Cosmetics/ProductsIngredients/Products/ucm137224.htm
Ngoài ra để khẳng định cho lập luận của team Leaf Organic, thì Leaf Organic cũng đã trao đổi trực tiếp với các hãng sản xuất son mà em có làm việc tại Pháp. Tất cả các câu trả lời Leaf Organic có được đều như nhau:
1) Thông tin chia sẻ kia là hoàn toàn không đúng và không có sơ sở khoa học.
2) Để biết chính xác son có chưa hay không thì phải dựa hoàn toàn trên bảng thành phần của cây son mà bất kì một nhà sản xuất son nào cũng phải có. Tuy nhiên không phải hãng nào cũng chịu công bố chính xác về bảng thành phần son đâu vì đây là công thức bản quyền của hãng.
Còn dưới đây là chia sẻ mà Leaf Organic tổng hợp lại từ một số nguồn báo chí tại Việt Nam:
TS Huỳnh Khánh Duy - Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết: son môi được làm từ sáp, dầu, chất chống ô xy hóa và chất làm mềm da. Sáp trong son môi có vai trò tạo cấu trúc rắn cho son. Các loại dầu và chất béo khác được sử dụng trong son môi (dầu ô liu, dầu khoáng, bơ, ca cao, thầu dầu, mỡ heo) nhằm hòa tan các thành phần có trong son và tạo bề mặt sáng bóng khi thoa lên môi. Để tạo màu sắc cho son, các chất màu vô cơ hoặc hữu cơ cũng có thể sẽ được thêm vào. Ngoài ra, người ta còn có thể cho thêm một số các phụ gia khác như chất làm đầy (silica), chất giữ ẩm, dầu silicone, chất chống tia tử ngoại,… để tạo ra các sản phẩm có đặc tính mong muốn và đặc trưng của nhà sản xuất cũng như tạo phong cách riêng biệt cho người sử dụng. Vì son nằm trên môi - nơi mà hóa chất có thể đi vào cơ thể dễ dàng nên các tạp chất độc hại có trong son được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Kim loại nặng, như chì, là một trong các mối quan tâm đó.
Với cách dùng nhẫn vàng để xem son có chì, TS Huỳnh Khánh Duy nhận định, phương pháp này không đúng và không có căn cứ khoa học. Nếu thử chà xát lên thành phần sáp, thành phần chiếm hàm lượng lớn trong mỹ phẩm, trên một trang giấy trắng bằng các kim loại khác nhau thì kết quả cũng xuất hiện những vệt đen tương tự. Vàng, bạc, đồng hay hợp kim thiếc khi thử son theo cách trên cũng có thể tạo ra những vệt đen.
Vì vậy, không thể kiểm tra chì trong mỹ phẩm bằng cách nêu trên. Để làm được việc này, cần sự hỗ trợ của máy móc và phải tuân theo các quy trình thực nghiệm phức tạp, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng ở người thực hiện, vì các kim loại này có hàm lượng rất nhỏ (từ vài phần triệu trở xuống, nghĩa là một ký lô mẫu chỉ chứa vài mg kim loại).
Nguồn:
http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/lam-dep/dung-vang-thu-chi-trong-son-khong-chinh-xac-3158705.html
http://blogtamsu.vn/dung-vang-thu-chi-trong-son-khong-chinh-xac.html
http://phunuonline.com.vn/lam-dep/dung-vang-thu-chi-trong-son-31717/
Theo trang Snopes.com (website chuyên đánh sập những quan điểm sai lầm về tất cả các vấn đề trong xã hội), phương pháp dùng vàng thử chì không có cơ sở khoa học. Link dẫn chứng : http://www.snopes.com/medical/toxins/lipstick.asp
Trên đây là tất cả sự chia sẻ hiểu biết của team Leaf Organic, còn quyết định cuối cùng vẫn là ở mọi người ạ.
Thân!
Leaf Organic