Son môi là vũ khí làm đẹp số 1 của phụ nữ. Chúng ta thường sưu tập các loại màu son môi, từ màu pastel thanh nhã dùng cho ban ngày đến màu đỏ rực rỡ dành riêng cho buổi tối. Nhưng hãy suy nghĩ một chút, có nhất thiết là phải sử dụng những sản phẩm khiến chúng ta trở nên xinh đẹp hơn nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ về lâu dài hay không? Và nên chọn son môi như thế nào là tốt nhất? Hiệp hội ASEF (Association Santé Environnement France) chuyên về sức khoẻ và môi trường của Pháp sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và cho những lời khuyên bổ ích về chủ đề này nhé.
Từ xưa đến thế kỉ 20 của chúng ta, danh sách thành phần của son môi thật sự chỉ đơn giản bao gồm : dầu, sáp và chất tạo màu sắc, ví dụ như vỏ quả nho đen.
Nhưng ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã tạo ra ngày càng nhiều màu son môi dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng mặt trái của nó lại là ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người bị ảnh hưởng.
Thay vì sử dụng những chất màu thiên nhiên thực vật như vỏ quả nho, chúng ta lại tìm thấy trong son môi các thành phần như chì, nhôm, chrome, cadium, dầu khoáng, chất bảo quản parabens, manganèse và thậm chí là phenoxyethanol. “Chào mừng” bạn đến với thế giới son môi làm chúng ta đẹp hơn, nhưng cũng khiến chúng ta dễ bị bệnh hơn!
Những phản ứng phụ không ngờ tới!
Những tác hại này sẽ không thể hiện ngay sau khi bạn sử dụng son môi nhưng sẽ phát ra về lâu dài qua các triệu chứng về tình trạng sức khoẻ của bạn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại bệnh như dị ứng, đau đầu, giảm khả năng sinh đẻ, bệnh Alzheimer hay các bệnh ung thư đều có liên quan ít nhiều đến việc sử dụng son môi có chứa các thành phần vừa nêu trên. Một vài chất, ví dụ như chì, có thể đi xuyên qua màng môi và đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai.
Các nhà khoa học ước tính rằng một phụ nữ thoa son trung bình 2,35 lần/ ngày và tiếp xúc với khoảng 24mg son môi/ ngày. Nhưng thực tế thì phần lớn phụ nữ sử dụng nhiều hơn thế, khoảng 84mg son môi/ngày. Kết luận : chúng ta đang nuốt hàn tá chất ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khoẻ chỉ vì với mục đích làm đẹp, đó có phải là điều bạn mong muốn?
Bạn có biết, cách đây không lâu, son môi và các mỹ phẩm làm đẹp khác được thử nghiệm trên động vật. Nhưng kể từ năm 2013 thì việc thử nghiệm trên động vật đã bị nghiêm cấm trong toàn Châu Âu. Tuy nhiên rất nhiều son môi vẫn chứa squalane, là một chất được lấy ra từ dầu gan cá mập. Và chính vì điều này mà hơn 3 triệu cá mập bị giết hàng năm chỉ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mỹ phẩm.
Làm thế nào để có được nụ cười quyến rũ và không gây rủi ro cho sức khoẻ của bạn?
Chắc bạn đang tự hỏi, sau những gì chúng tôi đã nói, có phải đây là điểm dừng cho việc sử dụng son môi?
Không hẳn thế, bởi có những nhà sản xuất vẫn nghĩ đến việc làm đẹp của phụ nữ mà không cần các thành phần độc hại.
Bạn vẫn có thể làm đẹp môi của mình với các loại son môi hữu cơ có chứng nhận hữu cơ nhờ thành phần có nguồn gốc hữu cơ, cam kết không phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản tổng hợp độc hại.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, theo cuộc thăm dò gần đây, các loại son môi đắt tiền không nhất thiết là các son môi thật sự chất lượng và an toàn đâu nhé.
Đó là lý do tại sao bạn nên “trải thảm đỏ" cho việc sử dụng son môi hữu cơ !